Kiểm toán nhà nước (Government Audit)
Là công
việc kiểm toán do các cơ quan quản lý chức năng của nhà nước (tài chính,
thuế,...) và cơ quan kiểm toán nhà nước tiến hành theo luật định. Kiểm toán nhà
nước thường tiến hành các cuộc kiểm toán tuân thủ, xem xét việc chấp hành các
chính sách, luật lệ và chế độ nhà nước tại các đơn vị sử dụng vốn và kinh phí
của nhà nước (ngoài ra, kiểm toán nhà nước còn thực hiện kiểm toán hoạt động
nhằm đánh giá sự hữu hiệu và hiệu quả hoạt động của các đơn vị sử dụng vốn và
kinh phí của nhà nước).
Về mô
hình tổ chức, cơ quan kiểm toán có thể trực thuộc chính phủ (cơ quan hành pháp)
quốc hội (cơ quan lập pháp) hoặc toàn án (cơ quan tư pháp). Chẳng hạn ở Mỹ, văn
phòng kế toán trưởng Hoa kỳ (GAO) là một cơ quan trung lập trong ngành lập pháp
của chính quyền Liên bang. Tổ chức GAO có nhiệm vụ báo cáo và chịu trách nhiệm
trực tiếp với Quốc hội. Trách nhiệm
trước tiên của kiểm toán viên thuộc GAO là thực hiện chức năng kiểm toán
cho Quốc hội. ở Liên bang Đức, Cơ quan kiểm toán Nhà nước liên bang cũng như
của các bang đều do Quốc hội liên bang hoặc Bang lập ra nhưng có vị trí độc lập
đối với cả cơ quan lập pháp, hành pháp và tư pháp, do đó có vị trí khách quan
trong việc kiểm tra, giám sát các đơn vị sử dụng nguồn vốn do NSNN cấp. Kiểm
toán Nhà nước do Quốc hội lập ra nhưng không phụ thuộc vào Quốc hội. Quốc hội
không có quyền ra lệnh cho kiểm toán, nhưng có thể yêu cầu kiểm toán tiến hành
kiểm tra cơ quan Nhà nước nào xét thấy
cần thiết. Trong khi đó, Toà Thẩm kế Cộng hoà Pháp là một mô hình đặc biệt
trong lĩnh vực kiểm toán Nhà nước. Toà này thường thực hiện chức năng của cơ
quan kiểm toán Nhà nước là kiểm tra quyết toán NSNN các cấp, đồng thời làm chức
năng của cơ quan xét xử như một toà án, không phụ thuộc vào cơ quan lập pháp
cũng như cơ quan hành pháp. Toà thẩm kế Pháp có quyền tiến hành kiểm tra tài
khoản, chứng từ, sổ kế toán của tất cả các cơ quan chính quyền Nhà nước (trừ
tài khoản của Tổng thống, quốc hội, thượng viện và uỷ ban tư pháp), các công sở
quốc gia, các doanh nghiệp công, các tổ chức đảm bảo xã hội. Toà thẩm kế Pháp
còn có quyền xét xử như một toà án bằng các phán quyết của mình, Toà có thể quy
kết trách nhiệm cá nhân và tiền bạc của các kế toán viên công và các quỹ mà họ
nắm giữ, có thể ra lệnh cho họ có thể lấy tiền túi ra đền cho các khoản chi trả
không hợp lệ hay các khoản do thiếu trách nhiệm để thất thoát.
Ở
nước ta, kiểm toán Nhà nước được thành lập theo nghị định 70 CP ngày 11/07/94
của Chính phủ để giúp Thủ tướng Chính phủ thực hiện chức năng kiểm tra và xác
nhận tính đúng đắn hợp pháp của tài liệu và số liệu kế toán, báo cáo quyết toán
của các cơ quan Nhà nước, đơn vị sự nghiệp, đơn vị kinh tế Nhà nước, các đoàn
thể quần chúng, các tổ chức xã hội sử dụng kinh phí do NSNN cấp. Kiểm toán Nhà
nước thực hiện kiểm toán báo cáo quyết toán ngân sách của Tỉnh, Thành phố trực
thuộc trung ương trước khi trình ra hội đồng nhân dân và tổng quyết toán NSNN
của Chính phủ trước khi trình Quốc hội, kiểm toán Nhà nước cũng kiểm toán báo
cáo tài chính các Bộ, cơ quan thuộc Quốc hội, toà án nhân dân, viện kiểm sát nhân dân, các đơn vị sự nghiệp
công, các đoàn thể quần
chúng, các tổ chức xã hội có sử dụng kinh phí nhà nước, báo cáo quyết toán của
các chương trình, dự án, các công trình đầu tư của Nhà nước, các Doanh nghiệp
Nhà nước. Công việc kiểm toán Nhà nước được tiến hành theo kế hoạch kiểm toán
hàng năm được Thủ Tướng Chính phủ phê duyệt và các nhiệm vụ đột xuất do Thủ
tướng giao hoặc do cơ quan Nhà nước có thẩm quyền yêu cầu.
Thông
qua hoạt động, kiểm toán Nhà nước sẽ nhận xét, đánh giá và xác nhận việc chấp
hành các chính sách, chế độ tài chính, kế toán ở các đơn vị. Đồng thời kiểm
toán Nhà nước còn có quyền góp ý với các đơn vị được kiểm toán sửa chữa những
sai phạm và kiến nghị với cấp có thẩm quyền xử lý các vị phạm, đề xuất với Thủ
tướng Chính phủ sửa đổi, cải tiến cơ chế quản lý tài chính, kế toán cần thiết.
Để
thực hiện các nhiệm vụ nói trên cơ cấu tổ chức bộ máy cơ quan kiểm toán Nhà
nước
gồm:
1.
Kiểm toán NSNN.
2.
Kiểm toán đầu tư
XDCB và các chương trình, dự án, vay nợ, viện trợ Chính phủ.
3.
Kiểm toán DNNN.
4.
Kiểm toán chương
trình đặc biệt (an ninh, quốc phòng, dự trữ quốc gia...).
5.
Văn phòng kiểm
toán nhà nước.
53d31986-040b-40d3-bad5-539d6dc8e8b7|0|.0|96d5b379-7e1d-4dac-a6ba-1e50db561b04